Giải pháp Amino Acid cho lúa (1)

Giải pháp amino acid cho lúa tiết kiệm phân bón

Mar 13, 2023

Amino acid là tiền chất của tế bào khỏe mạnh quan trọng giúp cây phát triển và dưỡng hoa nuôi trái, đồng thời tăng sức đề kháng giúp cứng cây, giảm bệnh hại và chống lại thời tiết bất lợi. Do đó, Mekongagri chia sẻ đến bà con giải pháp sử dụng dụng amino acid cho cây lúa giúp tiết kiệm phân bón gốc và tăng năng suất lúa hiệu quả.

1. Amino acid là gì?

Giải pháp amino cho lúa

Hình 1: cấu tạo amino acid

Amino acid còn được gọi là axit amin. Trong nghiên cứu hiện nay đã định danh hơn 500 loại amino acid, trong đó có khoảng 200 loại trên cây trồng và có khoảng 20 loại axit amin thiết yếu có liên quan đến quá trình cấu tạo nên Protein của cây trồng. Protein là thành phần cơ bản của một cơ thể sống do các amino acid là những vật liệu tạo thành. Do đó Amino acid được xem là tiền chất quan trọng để tạo nên tế bào khỏe mạnh của cây trồng.

Cây trồng sẽ tổng hợp các amino acid từ các nguyên tố cơ bản gồm: C,H,O và N. Trong đó, carbon (C) và oxy (O) từ không khí; hydro (H) từ nguồn nước và nitơ (N) qua việc đồng hóa đạm. Từ sản phẩm của quang hợp, hấp thu nước và đồng hóa đạm cuối cùng cây trồng sẽ tổng hợp thành các Amino acid.

Việc cung cấp Amino acid trực tiếp cho cây trồng sẽ giúp đốt cháy giai đoạn, giúp cây không phải mất nhiều thời gian và tiến trình cho việc tổng hợp amino acid mà sẽ sử dụng ngay amino acid được cung cấp.

2. Công dụng của amino acid đối với lúa

Giải pháp amino cho lúa

Hình 2: Amino promin 45 giải pháp cho lúa

Trong quá trình trao đổi chất, cây trồng sẽ tổng hợp amino acid từ đồng hóa đạm trong đất. Quá trình này phụ thuộc vào các yếu tố: sức khỏe, bộ rễ của cây, ẩm độ trong đất và điều kiện thời tiết bên ngoài. Các yếu tố tự nhiên này rất khó kiểm soát chủ động trong quá trình canh tác. Ngoài ra, việc cung cấp phân bón chứa đạm có tỉ lệ thấp thoát khá cao (ure: >50%) gây gia tăng chi phí sản xuất và ảnh hưởng môi trường sống do gây ra hiệu ứng nhà kính.

Amino acid giúp tiết kiệm phân bón gốc cho lúa.

Khác với đạm hóa học, khi bổ sung Amino acid trực tiếp đây dạng đạm hữu cơ an toàn và ít bị rửa trôi hơn. Amino acid được cung cấp cho cây qua vùng lá hoặc biện pháp tưới trực tiếp mà không ảnh hưởng đến rễ cây. Với cây lúa, amino aicd được khuyến cáo phun qua lá vào các thời điểm: Mạ, đẻ nhánh, làm đòng…amino acid được lúa hấp thụ nhanh chóng qua lổ khí khổng trên lá. Từ đó giúp lúa đốt cháy giai đoạn tạo amino aicd, tiết kiệm năng lượng và quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả hơn, xanh bền lâu hơn và tiết kiệm đáng kể lượng phân bón gốc.

Amino acid giúp tăng hiệu quả thuốc BVTV, làm mát và giảm ảnh hưởng của dạng thuốc gây nóng

Nhờ vào tính bám dính và hấp thu tốt amino acid giúp tăng cường khả năng hấp thu thuốc (đạo ôn, bọ trĩ, sâu cuốn lá), hạn chế rửa trôi và giảm ảnh hưởng của các dạng thuốc có thể gây nóng cho lá (WP,EC,SE),..Từ đó, giúp việc quản lý dịch hại hiệu quả hơn và độ an toàn cho cây lúa cao hơn.

Amino acid giúp tăng khả năng kháng sâu bệnh, chống chịu thời tiết bất lợi

Các amino acid có liên kết với lưu huỳnh (S) giúp cây trồng tăng khả năng kháng sâu bệnh. Amino acid còn giúp cây lúa cứng chắc, tăng cường khả năng chịu hạn, chịu lạnh và giảm bớt ảnh hưởng khi cây bị ngộ độc.

3. Giải pháp tiết kiệm phân bón gốc cho lúa bằng amino acid

Liều lượng khuyến cáo cho lúa: 2-4ml/l tương đương 50-100ml/bình 25l tùy theo tình trạng sức khỏe, giai đoạn và mùa vụ.

Amino acid có thể dễ dàng phối hợp với thuốc BVTV trong quá trình quản lý dịch hại để tăng khả năng hấp thu, bám dính thuốc BVTV giảm thất thoát và hiệu quả quản lý cao hơn.

Các giai đoạn bổ sung amino acid cho lúa giúp tiết kiệm phân bón:

+ Giai đoạn mạ (7-10 ngày): Áp dụng phun liều 2ml/l. Nếu có áp lực bọ trĩ gây hại thì nên kết hợp amino acid với thuốc quản lý bọ trĩ để hiệu quả quản lý cao hơn, lá lúa mở nhanh hơn và phục hồi tốt hơn. Nếu không có áp lực bọ trĩ thì có thể phun riêng amino acid cho cây lúa. Đồng thời có thể giảm từ 30-50% lượng phân bón so với tập quán cho đợt 1.

+ Giai đoạn đẻ nhánh (18-22 ngày): Khi cây bắt đầu giai đoạn đẻ nhánh áp dụng phun lần thứ 2 để thúc đẩy cây ra rễ và đẻ nhánh mạnh. Giai đoạn đẻ nhánh này, trong thế phun phòng đạo ôn nên kết hợp cùng amino acid để tăng khả năng hấp thu thuốc hoặc sau khi đã quản lý đạo ôn hiệu quả nên bổ sung amino acid để lúa phục hồi nhanh hơn. Với phân bón gốc lần 2 có thể giảm 30% so với lượng bón theo tập quán.

+ Giai đoạn làm đòng: Phun kết hợp trong lần phun dưỡng cây và quản lý nấm bệnh phổ rộng. Giai đoạn này, amino acid thúc đẩy việc hình thành đòng to khỏe và tang số hạt/bông. Giai đoạn bón phân đón đòng có thể giảm lượng phân bón 30% so với tập quán.

Đây là quy trình áp dụng amino acid để giảm phân bón gốc cho cây lúa từ giai đoạn mạ đến làm đòng. Ngoài ra, áp dụng amino acid ở giai đoạn trổ lẹt xẹt và trổ đều còn giúp trổ thoát tốt và đồng loạt, tăng cường khả năng vào gạo từ đó giúp tăng năng suất và chất lượng.

4. Kết luận

Giải pháp sử dụng amino acid cho lúa giúp tiết kiệm phân bón gốc và tăng hiệu quả thuốc BVTV giúp bà con nông dân canh tác hiệu quả hơn mà hiện đang là xu thế của nền nông nghiệp hiện đại, giúp đáp ứng các đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng nông sản trên thị trường trong và ngoài nước.

Việc chọn các sản phẩm hữu cơ đang là định hướng lâu dài của nông nghiệp để vừa bảo đảm năng suất và chất lượng tốt đồng thời là giải pháp an toàn thân thiện với môi trường và sức khỏe con người.

xem thêm:

Amino acid cẩm nang cây trồng

Sử dụng amino acid trên cây ăn trái

Phun Thuốc Tự Động