Chặn đọt tạo mầm MKA (3)

Chặn đọt tạo mầm mấy lần thì cây sẽ ra hoa? | Chặn đọt MKP 0-52-34 và tạo mầm lân cao 10-60-10

Nov 14, 2024

Chặn đọt tạo mầm là quá trình tác động lân để thúc đẩy bộ lá già đồng loạt, cây chuyển đổi giai đoạn và tạo cảm ứng ra hoa thúc đẩy phân hóa mầm hoa, đánh thức mầm ngủ. Chặn đọt tạo mầm có phun cùng nhau không? Chặn đọt tạo mầm mấy lần thì cây sẽ ra hoa? Qua bài viết này MKA chia sẻ đến bà con các bước chặn đọt tạo mầm bằng MKP 0-52-34 và lân cao 10-60-10 đối với cơi đọt cuối xử lý ra hoa

Chặn đọt là gì?

Chặn đọt là làm ức chế sinh trưởng của đọt hay còn gọi là chặn cây đi đọt, làm giảm hoặc ngừng sự phát triển của cơi đọt trong khoảng thời gian nhất định để cây tập trung dinh dưỡng chuyển đổi trạng thái từ sinh trưởng dinh dưỡng sang trạng thái sinh sản (ra hoa). Chặn đọt còn giúp giảm thiểu sự canh tranh dinh dưỡng gây rụng hoa, rụng trái trái non trong giai đoạn cây đang mang hoa, mang trái. 

Tạo mầm hoa là gì?

Tạo mầm hoa là bước tác động lân cho cây kích thích hình thành mầm hoa và tạo cảm ứng ra hoa. Lân là dinh dưỡng không thể thiếu trong tạo mầm non, ra hoa và đậu trái. Tạo mầm hoa cần tác động lân lên cả rễ, lá và vị trí mắt mầm để cây ra hoa hiệu quả.

Bón lân gốc qua rễ: Lân nung chảy + Kali đơn; DAP +KCL

Phun lân qua lá, vị trí mắc mầm: Lân cao 10-60-10; MKP; Vi lượng.

Chặn đọt và tạo mầm hoa có thực hiện cùng lúc được không?

Chặn đọt bằng MKP và tạo mầm bằng lân cao 10-60-10 có thể kết hợp với nhau trong 1 lần phun tùy theo từng loại cây trồng và mức độ phát triển của cơi đọt bà con cần cân nhắc sử dụng liều phối hợp đúng cách theo khuyến cáo để mang lại hiệu quả xử lý ra hoa cho cây.

Tạo mầm bằng lân cao 10-60-10 có thể phun phủ ngoài lá và cả tạo mầm trong thân còn chặn đọt MKP 0-52-34 chỉ cần phun phủ lá bên ngoài.

Như vậy, bà con có thể kết hợp cả lân cao 10-60-10 và MKP cùng lúc để phun phủ bộ lá bên ngoài trước để chặn đọt thúc đẩy già lá nhanh. Sau đó, Phun phủ lân cao 10-60-10 trong thân tại vị trí hình thành mầm hoa.

Hoặc bà con có thể cộng lân cao 10-60-10 và MKP phun phủ ngoài lá và cả trong thân tại vị trí hình thành mầm hoa tuy nhiên cách này sẽ tốn thêm MKP hơn so với cách phun riêng MKP và lân cao 10-60-10.

Chặn đọt tạo mầm mấy lần thì cây sẽ ra hoa?

Nguyên lý cây ra hoa là phải làm già đọt để cây chuyển giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng sang giai đoạn sinh sản. Do đó, cần có bước chặn đọt làm già lá trước khi tạo mầm hoa.

Chuẩn bị cơi đọt cuối cùng trước khi xử lý ra hoa

Trước khi xiết nước: Chặn đọt là quan trọng.

Phun MKP điều chỉnh cơi đọt già đồng loạt và 10-60-10 thúc đẩy già lá.

Phun MKP trước khi xiết nước khoảng 10 ngày để làm già lá tập trung. Bổ sung song song phân bón gốc (Chứa lân và Kali) để phân bón gốc tan và hoạt động lên lá.

Chặn đọt bằng MKP thường phun 1 - 2 lần có thể phun nhiều hơn cho cơi đọt cuối nếu thời tiết mưa nhiều đọt đi mạnh.

Sau 7 ngày kể từ lần phun MKP trước, tiếp tục phun lặp lại chặn đọt tạo mầm MKP chặn đọt và có thể kết hợp cùng lân tạo mầm 10-60-10 thêm 1 lần nữa.

Sau khi xiết nước: Tạo mầm là quan trọng.

Định kỳ sau 5-7 ngày tác động Lân cho đến khi cây nhận đủ lân

Chặn đọt tạo mầm mấy lần thì cây sẽ ra hoa

Tùy sự chên lệch của cơi đọt, màu của bộ lá biểu hiện của bộ lá già để xử lý ra hoa là màu xanh đen và lá dày hơn so với thông thường.

Sử dụng lân cao 10-60-10 cung cấp đủ lân để cây ra hoa để tạo mầm thường bà con sẽ cần phun 2-4 lần.

Tùy theo loại cây trồng và khoảng thời gian xiết nước với những loại cây siết nước 1-2 lần có thể phun lân tạo mầm 1 – 2 lần. Đối với những loại cây có thời gian siết nước 1 tháng hoặc tháng rưỡi thì số lần phun tạo mầm sẽ nhiều hơn vì những loài cây này khó xử lý ra hoa hơn và sinh khối của loài cây nó lớn buộc phải cung cấp nhiều lần lân hơn để tạo mầm xử lý ra hoa thành công.

Bà con cần theo dõi mức độ đồng đều củ cơi đọt, biểu hiện của bộ lá để tác động lân cho cây. Bổ sung lân cao 10-60-10 vào vị trí mắc mầm cho đến khi cây nhận đủ lân. Nếu thời tiết mưa nhiều cần kết hợp cùng MKP để chặn đọt từ 1 - 2 lần.

Phân bón bổ trợ quá trình xử lý ra hoa hiệu quả

Trong quá trình phun chặn đọt và tạo mầm bà con có thể kết hợp 1- 2 lần cùng các phân bón lá để thúc đẩy quang hợp, bổ trợ quá trình già lá và ra hoa tập trung như: Vi lượng combi; trung vi lượng magie kẽm bo; amino acid.

Chặn đọt tạo mầm mấy lần thì cây sẽ ra hoa

Chặn đọt tạo mầm mấy lần thì cây sẽ ra hoa

Xử lý hóa chất

Tùy loại cây trồng và mùa vụ bà con có thể xử lý hóa chất hoặc không xử lý.

Các hóa chất phổ biến: Paclobutrazol, KNO3, KClO3,…

Lưu ý: Trong quy trình xử lý ra hoa mùa thuận có thể bỏ qua việc xử lý hóa chất để tránh các ảnh hưởng cho cây sau này.

Xem thêm:

Quy trình 3 bước vô lân chặn đọt tạo mầm hiệu quả

Phun Thuốc Tự Động