Lân cao 10-60-10 MKA lân tạo mầm với quy trình chi tiết 3 bước vô lân chặn đọt tạo mầm hiệu quả
Oct 25, 2024Lân cao 10-60-10 MKA chuyên sử dụng trong giai đoạn chặn đọt, tạo mầm, phân hóa mầm hoa cực mạnh và kích thích cây ra hoa đồng loạt. Với hàm lượng lân cao và sự kết hợp cân bằng giữa đạm và kali, lân cao 10-60-10 không chỉ giúp cây phát triển bộ rễ mạnh mẽ mà còn giúp lá nhanh già, hoa ra đều và tăng cường khả năng đậu trái. Trong bài viết này, MKA sẽ chia sẻ chi tiết về lân cao 10-60-10 MKA và quy trình 3 bước vô lân chặn đọt tạo mầm hiệu quả, giúp bà con xử lý ra hoa thành công
Lân cao 10-60-10 MKA là gì?
Lân cao 10-60-10 MKA là phân bón lá dạng NPK hòa tan, chứa 60% lân hữu hiệu, cùng với 10% đạm (N) và 10% kali hữu hiệu (K). Với hàm lượng lân cao được sử dụng phổ biến trong chặn đọt tạo mầm, kích thích cây ra hoa, trổ thoát đồng loạt và đồng thời lân cao 10-60-10 cũng được sử dụng để giúp cây có một bộ rễ khỏe mạnh để hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Phân lân 10-60-10 còn được gọi là "lân tạo mầm" nhờ vào công dụng trong việc thúc đẩy quá trình tạo mầm hoa, ra hoa đồng loạt, hạn chế tình trạng nghẽn hoa và hạn chế rụng hoa.
Sản phẩm lân cao 10-60-10 MKA là dòng phân bón của Mekongagri (Viết tắt MKA) thương hiệu chuyên cung cấp phân bón uy tín ở khu vực miền tây và có giao hàng trên toàn quốc.
Đơn vị MKA có đội kỹ thuật thăm vườn hỗ trợ tư vấn quy trình xử lý ra hoa thuận vụ và nghịch vụ với lịch thăm vườn cố định mỗi tháng khu vực: Miền tây - Miền đông và Tây nguyên.
Vai trò của phân Lân đối với cây trồng
Lân là dưỡng chất không thể thiếu để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Đặc biệt Lân rất cần thiết cho sự hình thành bộ phận mới của cây, thúc đẩy cây nhanh ra mầm, đẻ nhánh, phân cành, ra hoa và đậu trái. Lân cũng tham gia vào quá trình phát triển bộ rễ, quá trình quang hợp và hô hấp của cây trồng.
Trong chặn đọt tạo mầm Lân đóng vai trò then chốt quyết định sự tạo mầm, ra hoa, đậu trái và quá trình phát triển của quả, hạt, giúp hoa, quả to, chắc hạt.
Ngoài ra, Phân Lân còn có tác dụng hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm. Bà con co thể bón Phân lân để làm đệm, giúp cây chịu được chua, kiềm khi bón thừa đạm.
Lân cao 10-60-10 MKA có công dụng gì?
Thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất là lân hữu hiệu (P2O5hh), Lân cao 10-60-10 cung cấp cho cây trồng 1 lượng lân cao và đồng thời kết hợp kali và đạm với tỉ lệ cân bằng giúp cây hấp thu Lân hiệu quả hơn. Lân cao 10-60-10 là một chuyên gia tạo mầm hoa, thúc đẩy già lá, trổ thoát mạnh ra hoa đồng loạt, kích thích bộ rễ cây trồng phát triển.
Khi sử dụng lân cao 10-60-10, bà con có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt rõ rệt trong quá trình phát triển của cây. Cây sẽ có lá dày, xanh, bộ rễ phát triển mạnh và khả năng ra hoa đồng loạt, trổ thoát tốt. Bên cạnh đó, kali và đạm trong phân bón giúp cây phát triển cân bằng, không bị thiếu hụt dinh dưỡng quan trọng nào.
Tóm tắt công dụng của lân cao 10-60-10 MKA:
- Cung cấp Lân cao cho cây: Tăng cường lượng Lân cần thiết cho quá trình phát triển của cây, giúp cây tạo mầm hoa sớm và mạnh mẽ.
- Kích thích quá trình già lá và ra hoa đồng loạt hạn chế tình trạng nghẹn hoa, rụng hoa: Lân giúp cây già lá nhanh, mở lá đều, và chuẩn bị tốt cho giai đoạn ra hoa.
- Phát triển hệ thống rễ: Với khả năng kích thích rễ phát triển mạnh, lân cao giúp cây hấp thu chất dinh dưỡng và nước tốt hơn.
- Tăng cường khả năng đậu trái và chất lượng quả: Cây ra hoa đồng loạt và đậu trái chắc chắn hơn, giúp năng suất và chất lượng sản phẩm tăng cao.
Cách sử dụng lân cao 10-60-10 MKA
Lân cao 10-60-10 có thể được sử dụng để tưới gốc hoặc phun qua lá, tùy vào mục đích sử dụng. Đối với tưới gốc, lân giúp phát triển bộ rễ mạnh mẽ, còn phun qua lá sẽ thúc đẩy quá trình già lá và phun thân vị trí ra mầm hoa để tạo mầm hoa.
Liều lượng sử dụng:
- Phun lá: 500g - 1,5kg cho mỗi phuy 200 lít nước.
- Tưới gốc kích rễ: 2g/l nước.
Cách tạo mầm hoa bằng lân cao 10-60-10 MKA
Tạo mầm hoa là bước tác động lân cho cây để kích thích cây hình thành mầm hoa, tạo cảm ứng ra hoa. Lân là dinh dưỡng không thể thiếu để đánh dấu hiệu ra hoa cho cây, kích thích cây tạo mầm hoa, ra hoa và đậu trái non.
Để tạo mầm hiệu quả, bà con cần bổ sung lân để ức chế đạm và đánh dấu hiệu để cây trồng chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sang giai đoạn sinh sản - ra hoa.
Rải phân lân tạo mầm hay phun lân cao tạo mầm qua lá để cây ra hoa? Hiểu về vô lân - chặn đọt tạo mầm
Xử lý ra hoa cho cây là 1 quy trình đồng bộ cả phân bón qua gốc và qua lá. Để chặn đọt tạo mầm hiệu quả bà con cần bổ sung lân lên rễ để bộ rễ phát triển rễ, và lên lá để làm già lá và tại vị trí mắt mầm để quyết định yếu tố ra hoa.
Quy trình tạo mầm hoa gồm nhiều bước, trong đó cần kết hợp cả việc bón phân qua gốc và phun qua lá để đảm bảo cây hấp thu đầy đủ dưỡng chất.
Quy trình 3 bước vô lân chặn đọt tạo mầm qua gốc và qua lá. Bao nhiêu lần phun lân cao 10-60-10 để chặn đọt tạo mầm?
Quy trình vô lân chặn đọt tạo mầm được thực hiện qua 3 bước chính, giúp cây nhanh chóng chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sang sinh sản và kích thích ra hoa đồng loạt.
Bước 1: Vô lân (cơi mở 2-3 lá: 20- 30 ngày)
Qua gốc: Vô lân gốc khi cơi đọt cuối mở 2 – 3 lá: cơi cuối phát triển trong 20 – 30 ngày.
Rãi supe lân hoặc cộng supe lân với DAP: Phun phủ toàn bộ mặt đất vùng rễ đang hoạt động (Phủ rộng hơn tán cây). Tưới đẫm nước để hòa tan lân
Liều bón tham khảo: 4-5 kg suppe lân/cây (4-6 năm)
Mục đích: Để tạo mầm sớm (Thúc đẩy nồng độ lân trong cây lên cao, thúc đẩy lá mở sớm và đồng loạt hơn)
Qua lá: Phun lân Lân cao 10-60-10 (TẠO MẦM LẦN 1)
Sau khi bà con đã vô lân gốc bước tiếp theo để tạo mầm cho cây sau 1 – 2 ngày vô lân gốc bà con tiếp tục bổ sung lân qua lá. Đây được xem là tạo mầm lần 1, Bà con phun lân cao 10-60-10 phun phủ qua bề mặt lá của cơi. Bổ sung lân qua lá bà con có thể áp dụng sau khi đã vô lân gốc khoảng 1 - 2 ngày hoặc có thể phun lân qua lá cùng lúc với vô lân gốc đều được.
Mục đích của phun lân qua lá là thúc đẩy lá phát triển nhanh, đồng loạt, mở lá sớm, tăng cường quang hợp, xanh lá, dày lá.
Tham khảo các sản phẩm phân bón MKA trong giai đoạn tạo mầm lần 1:
Lân cao 10-60-10 liều để kích thích phát triển lá, thúc đẩy già lá 500g/phuy 200L
Amino acid 45% liều 1-2ml/l. Amino acid là đạm hữu cơ cây hấp thu nhanh và sử dụng ngay đốt cháy giai đoạn của cây trồng từ đó sẽ thúc đẩy lá mở sớm hơn đầy đủ dinh dưỡng và bộ lá sẽ khỏe hơn
Tăng trưởng 1-2 gói 25g/phuy 200L thúc đẩy bộ lá non phát triển mạnh mẽ
Combi 50g/phuy 200L Magie kẽm bo 500g/phuy 200L bổ sung màu xanh của lá, giúp bộ lá xanh bền màu
Bước 2: Tạo mầm lá, chặn đọt nhẹ (Cơi mở 4 lá: 30 – 40 ngày)
Qua gốc: Xem xét lại hiệu quả vô lân gốc lần 1 đã đủ lân hay thiếu lân để tính việc có bổ sung thêm hay không (Quan sát qua cơi lá về độ dày đủ lân /mỏng thiếu lân, độ xanh trắng thiếu lân /xanh đen đủ lân)
Bón NPK chứa kali cao: 300-400g (15-5-27)/ cây 4-6 năm
Mục đích: Thúc đẩy lá già nhanh hơn, chặn đọt nhẹ để tránh cây hình thành cơi mới sớm
Qua lá (TẠO MẦM LẦN 2): Phun lân cao 10-60-10 kết hợp MKP để tạo mầm lần 2, chỉ phun phủ toàn bộ cành lá bên ngoài có thể kết hợp thêm vi lượng và trung lượng hoặc amino acid liều thấp
Mục đích: Bổ sung lân để thúc đẩy già lá nhanh chóng, mở lá tiếp tục, MKP chặn đọt nhẹ (Không ảnh hưởng đến lá chưa mở không gây rớt lá, đồng thời cũng đánh dấu hiệu tạo mầm rõ hơn với nồng độ lân cao.)
Tham khảo các sản phẩm phân bón MKA trong giai đoạn tạo mầm lần 2:
Lân cao 10-60-10 liều 1kg/phuy 200L
MKP 0-52-34 liều 500g/phuy 200L
Amino acid liều thấp 1ml/l
Combi 50g/phuy 200L
Magie kẽm bo 500g/phuy 200L
Bước 3: chặn đọt mạnh, tạo mầm trong thân (Cơi mở 6 lá: 40-50 ngày)
Qua gốc: Xem xét lại hiệu quả của lần bón 2, xem kết quả chặn đọt và kiểm tra độ già của lá. (Có thể bổ sung thêm NPK kali cao và lân tùy vào tình trạng thực tế)
Tùy theo điều kiện thời tiêt: Nếu mưa áp dụng thêm Kali đơn (liều lượng xem xét thực tế: 100-300g/cây 4-6 năm). Không nên cung cấp quá nhiều Kali đơn để tránh khó phục hồi sau thu hoạch, nên bón liều vừa đủ tùy theo thực tế thời tiết và hiện trạng của cây trồng.
Sau bước này, khi phân đã tan hoàn toàn bắt đầu tạo khô hạn (Xiết nước,ngưng tưới)
Mục đích: Chặn đọt thành công, đánh dấu hiệu chuyển đổi trạng thái từ sinh trưởng sang sinh sản (ra hoa)
Qua lá (TẠO MẦM LẦN 3): Đây là bước quan trọng nhất, bà con phun lân cao 10-60-10 liều cao phun phủ toàn bộ cành tại vị trí muốn cây hình thành mầm hoa. Phun MKP 0-52-34 phủ lá liều cao hoặc Kali hữu cơ Kali cao
Mục đích: Tạo mầm trong thân, chặn đọt thành công. Cây chuyển từ trạng thái sinh trưởng sang sinh sản (tạo mầm hoa trong các vị trí cành)
Khuyến cáo kỹ thuật:
Lân cao 10-60-10 có thể phun phủ ngoài lá và cả tạo mầm trong thân và MKP 0-52-34 chỉ cần phun phủ lá bên ngoài.
Bà con có thể kết hợp cả lân cao 10-60-10 và MKP cùng lúc phun phủ bộ lá bên ngoài trước. Sau đó, Phun phủ lân cao 10-60-10 trong thân tại vị trí hình thành mầm hoa.
Hoặc bà con có thể cộng lân cao 10-60-10 và MKP phun phủ ngoài lá và cả trong thân tại vị trí hình thành mầm hoa tuy nhiên cách này sẽ tốn MKP hơn so với cách trên.
Lưu ý quan trọng trong bước tạo mầm lần 3:
Phải phun lân cao 10-60-10 tạo mầm trong thân liều cao tại vị trí hình thành mầm hoa
Chặn đọt phải hiệu quả chắc chắn, xem xét chặn đọt lặp lại tùy điều kiện.
Biểu hiện lá: Xanh đen, dày rõ, cứng cáp
Bón phân gốc: Chỉ áp dụng NPK chứa Kali cao hoặc Kali đơn, không bổ sung dinh dưỡng khác, không kích rễ.
Tạo khô hạn ngay sau cử phân cuối cùng đã tan
Đậy bạt (nếu cần).
Tham khảo các sản phẩm phân bón MKA trong giai đoạn tạo mầm lần 3:
Lân cao 10-60-10 liều 1kg/phuy 200L
MKP 0-52-34 liều 1kg /phuy 200L
Kali hữu cơ liều 2-4ml/l (tùy theo điều kiện có thể kết hợp hoặc không). Kali hữu cơ có thể xem xét phun phủ đọt riêng sau tạo mầm lần 3 nếu gặp mưa hoặc các cây có dấu hiệu le đọt.
Liên hệ mua hàng và đặt lịch thăm vườn trực tiếp Kỹ thuật nông nghiệp MKA qua số điện thoại và zalo: 0984 279 538
Câu hỏi thường gặp khi sử dụng lân cao 10-60-10 để tạo mầm
Lân cao 10-60-10 có thể dùng cho mọi loại cây trồng không?
Được, lân cao 10-60-10 có thể sử dụng cho nhiều loại cây trồng khác nhau, để thúc đẩy phát triển rễ, đẻ nhánh, thúc đẩy ra hoa và đậu trái.
Phun lân cao 10-60-10 có cần kết hợp với phân bón khác không?
Tùy vào mục đích sử dụng, bà con có thể kết hợp lân cao 10-60-10 với các loại phân bón khác như phân cá để kích rễ cho cây, MKP hoặc phân bón trung vi lượng để tăng hiệu quả chặn đọt tạo mầm xử lý ra hoa.
Khi nào nên thực hiện bước tạo khô hạn xiết nước cho cây?
Sau khi hoàn thành quy trình vô lân và phun lân lần cuối cùng, bà con nên tạo khô hạn bằng cách ngừng tưới nước để cây ra hoa.
Xem thêm:
Mua hàng tại webiste hoặc qua shopee và lazada:
Shopee: Kỹ thuật nông nghiệp MKA
Lazada: Kỹ thuật nông nghiệp MKA