3 bước phục hồi sầu riêng sau thu hoạch hiệu quả
Apr 18, 2023Sầu riêng sau khi thu hoạch cây sẽ không thể hấp thu tốt dinh dưỡng ngay, đồng thời cây sẽ suy yếu và nhạy cảm với dịch hại, do đó trong giai đoạn này việc phục hồi cây là bước vô cùng quan trọng giúp cây lấy lại dinh dưỡng cho các vụ mùa sau. Cách chăm sóc sau thu hoạch thế nào? Sử dụng phân bón nào? Mekongagri chia sẻ đến bà con các bước phục hồi sầu riêng sau thu hoạch hiệu quả:
1. Cắt tỉa loại bỏ các cành không cần thiết và rửa cây
Sầu riêng sau khi thu hoạch cây không phát triển rễ mới ngay, do đó bà không nên sử dụng phân bón phục hồi ngay sau khi thu hoạch vì cây sẽ không thể hấp thu tốt mà cần có chế độ nghỉ cho cây từ 7 đến10 ngày sau bắt đầu cung cấp phân bón phục hồi cây sẽ hiệu quả hơn.
Trong giai đoạn nghỉ từ 7-10 ngày bà con tiến hành cắt tỉa cành và rửa cây.
Cắt tỉa cành: Cành sâu bệnh, trong tán, tàn dư cuống trái loại bỏ các cành không cần cung cấp dinh dưỡng. Đồng thời để hạn chế nứt thân, xì mủ trên sầu riêng. Sau khi thu hoạch bà con cần cắt bỏ các cành mọc dưới thấp (mọc thấp hơn 1m tính từ mặt đất lên) để tạo thông thoáng cho cây
Rửa cây: Sau khi cắt tỉa tập trung các cành không cần thiết sẽ tạo ra các vết thương trên cây. Bà con tiến hành rửa cây để hạn chế mầm bệnh tồn dư: Phun thuốc bệnh (Copper, Mancozeb) hoặc tinh vôi phủ ướt đẫm toàn bộ thân lá đến gốc. Có thể lặp lại sau 5-7 ngày (nếu cần).
2. Cải tạo đất
Trước thu thu hoạch viêc xiết nước tạo khô hạn ức chế ra hoa cho cây, làm đất khô cứng và khả năng hấp thu nước của cây yếu đi. Ảnh hưởng từ sử dụng phân bón hóa học cho cây đặc biệt là giai đoạn cuối trước 1 tháng khi thu hoạch làm tăng PH đất, hàm lượng hữu cơ tự nhiên mất dần trong đất sau thu hoạch. Do đó, bà con cần cải tạo đất làm tiền đề để để cây trồng hấp thu tốt phân bón trong giai đoạn sau.
Xới nhẹ bề mặt đất, đồng thời có thể áp dụng tưới tinh vôi xử lý đất giảm độ chua và cải thiện kết cấu của đất hoặc sử dụng thuốc bệnh (nếu sau thu hoạch cây có biểu hiện bệnh).
Nên áp dụng riêng tinh vôi hoặc riêng thuốc bệnh, không kết hợp chung hoặc sử dụng thuốc bệnh trước, 1 tuần sau áp dụng tinh vôi sau.
3. Phân bón cung cấp dinh dưỡng phục hồi cây
Cây ổn định: Cung cấp phân gốc và humic 1 lần để tiện công, hỗ trợ rễ phát triển hấp thu dinh dưỡng mạnh hơn.
Suy yếu nặng: Áp dụng Phân hòa tan và kích rễ trước để kích thích hình thành rễ mới. Phân bón gốc sau.
Lần bón 1:
- Humic: 2g/l (50-100g/cây tùy vào độ tuổi của cây)
- Lân kích rễ: NPK hòa tan 10-55-10 (2g/l)
- Phân cá: 1ml/l
Lần bón 2:
Sau khi tưới 3-4 ngày:
- Bón phân NPK đạm cao (30-10-10): Vài trăm gam/cây
- Hữu cơ: Vài kg/cây
- Lân: Vài trăm gam/cây
- Trung lượng: Vài trăm g/cây
Lưu ý: Trong lần bón 2 bà con cần kết hợp NPK cùng hữu cơ để đạt hiệu quả tốt hơn. Hữu cơ sẽ làm nền giữ ẩm và kiềm giữ dinh dưỡng tốt hơn, giảm thất thoát phân bón.
Lần bón 3
- Nếu rễ cây còn yếu bà con tưới thêm Humic liều tưới 2g/l để kích thích rễ phát triển.
- Cung cấp NPK hòa tan 33-11-11: 2g/l Thúc đẩy hình thành chồi mới.
- Bổ sung đạm hữu cơ Organic: 1ml/l đánh dấu hiệu bật chồi hiệu quả hơn.
Kéo đọt
Bước kéo đọt được thực hiện sau khi rễ cây đã hình thành và phát triển tốt, Sau khi bón phân cây sẽ bắt đầu ra đọt non, bà con quan sát bộ rễ của cây sau lần bón phân 1 và 2 để xem xét tiến hành kéo đọt thúc đẩy cây hình thành chồi mới.
Sau khi bón phân gốc: Tiến hành phun kéo đọt: GA3 (10ppm) + Amino acid (2ml/l), vi lượng (50gr/phuy 200l) và đạm cao 30-14-6 (2g/l).
Mua sản phẩm tại: GA3 Kích thích sinh trưởng; Amino acid Promin 45%; Combi MKA; Đạm Cao MKA
Xem xét lặp lại sau đó khoảng 7-10 ngày đối với cây suy yếu nặng và tùy theo tình trạng phát triển có thể kết hợp quản lý sâu, rầy và bệnh để tiện công lao động.
Khi cây đã đi cơi đọt mới, xem như việc phục hồi đã tốt. Tiếp tục xem xét dưỡng đọt mới, cung cấp thêm phân bón hoặc bồi mô cho cây. Sau đó chăm sóc bình thường theo quy trình phát triển cơi đọt.
Xem thêm:Quy trình cơi đọt mùa nắng
Lưu ý chung: Trong giai đoạn phục hồi sau thu hoạch cần sử dụng nhiều phân bón, vì vậy bà con cần Tưới đủ nước để phân bón hòa tan tốt, giúp rễ hấp thu hiệu quả
- Bổ sung Trichoderma (kết hợp hữu cơ) xử lý xác bả thực vật và đối kháng nấm bệnh bảo vệ vùng rễ
- Xử lý nấm Phytophthora riêng nếu cây bị bệnh nặng
- Quản lý tốt nấm bệnh trên thân lá và sâu rầy.
Trường hợp đối với cây bị xì mũ, thối rễ:
- Ưu tiên giải quyết nấm bệnh trước (10-15 ngày)
- Sau đó mới áp dụng quy trình dinh dưỡng phục hồi sau.
Như vậy, giai đoạn sau thu hoạch ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe của cây trồng và năng suất, chất lượng trái trong mùa vụ tiếp theo. Do đó bà con cần chăm sóc kỹ lưỡng và đúng cách các bước kỹ thuật để phục hồi sầu riêng sau thu hoạch hiệu quả.
Tóm tắt quy trình chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch:
Bà con có thể quan tâm:
Lưu ý sử dụng NPK, humic và khoáng hữu cơ giai đoạn nuôi trái