Quy trình cơi đọt trong mùa nắng 6 giai đoạn quan trọng
Dec 6, 2022Với cây ăn trái việc kích cơi đọt và phát triển cơi đọt đồng loạt khỏe mạnh luôn là mong muốn của nhà vườn. Tuy nhiên, trong năm không phải thời điểm nào cũng có thể áp dụng hiệu quả, mùa nắng khác biệt rất rõ với mùa mưa về cả thời gian phát triển, tình trạng cây và cả áp lực dịch hại. Vì vậy, để giúp nhà vườn hiểu rõ về quy trình tạo cơi đọt, Mekongagri chia sẻ thông qua bài viết quy trình cơi đọt trong mùa nắng
-
Tại sao nên điều chỉnh cơi đọt trong mùa nắng
Cơ đọt trong mùa nắng sẽ phát triển nhanh hơn trong mùa mưa và khả năng kích ra cơi cũng đồng loạt hơn. Vì vậy, mùa nắng tạo cơi sẽ hiệu quả và thời gian ngắn hơn.
Cơi đọt trong mùa nắng ít bệnh hơn so với mùa mưa nên việc cung cấp dinh dưỡng phát triển cơi sẽ chủ động và đúng thời điểm hơn. Từ đó, cơi sẽ phát triển khỏe mạnh, khung tán vững chắc tạo tiền đề cho năng suất về sau. Đồng thời lượng nắng trong ngày sẽ đầy đủ giúp cây quang hợp tốt tạo điều kiện bộ lá phát triển nhanh và khỏe. Từ đó, giúp cơi đồng loạt hơn và rút ngắn thời gian phát triển cơi.
-
Điều kiện để cơi đọt phát triển đồng đều trong mùa nắng
Để cơi đọt phát triển đồng đều cây cần được cung cấp đầy đủ nước, dinh dưỡng cần thiết và bộ rễ khỏe để hấp thu dinh dưỡng tốt. Ngoài ra, cây trồng cần có khả năng chống sốc nắng tốt và phải được quản lý sâu bệnh kỹ đặc biệt là với các đối tượng côn trùng.
Như vậy, chăm sóc cơi đọt phát triển đồng đều trong mùa nắng bà con cần lưu ý những điểm sau:
- Lượng phân bón tập trung NHIỀU hơn.
- Lượng nước tưới cung cấp cho cây nhiều hơn.
- Tăng cường kích rễ để bộ rễ phát triển mạnh hơn.
- Phun dưỡng cơi thường xuyên hơn.
- Quản lý sâu, rầy,nhện kỹ hơn so với các bệnh.
6 GIAI ĐOẠN QUY TRÌNH CƠI ĐỌT TRONG MÙA NẮNG
Hình 1: Đội thăm vườn Mekongagri hỗ trợ kỹ thuật cơi đọt cho nhà vườn
-
Chuẩn bị tạo cơi đọt mới
Trong giai đoạn cơi lá đã già bà con cần quan sát độ già và sự đồng loạt để điều chỉnh cơi. Đặc biệt là qua mùa mưa cơi đọt thường phát triển không đồng đều, trong giai đoạn này bà con có thể sử dụng phân bón MKP để điều chỉnh cơi đọt.
Khi phun MKP thành phần Kali có trong MKP sẽ tác động vào những vị trí chuẩn bị nhú cơi và kìm hãm đọt lại (cơi nhú sẽ dừng phát triển) và thành phần Lân có trong MKP sẽ thúc đẩy đối với các lá, giúp lá mở nhanh hơn, sự lụa hóa và già hóa sẽ nhanh hơn để kịp tiến độ với các lá đã già hoàn toàn.
Trong một khoảng thời gian ngắn sự tác động của phân bón MKP sẽ làm rút ngắn tiến trình phát triển của một cơi đọt. Từ đó khi qua mùa nắng bà con sẽ dễ dàng điều chỉnh cơi đọt đồng đều hơn.
Liều dùng MKP: 500gr/phuy 200L bà con có thể phun 1- 2 lần, cách nhau 5-7 ngày. Có thể kết hợp cắt nước để tiến trình già hóa hiệu quả hơn. Sau đó để cây nghỉ trong khoảng 10 – 15 ngày và tiến hành tạo cơi mới.
-
Cắt tỉa – tạo tán
Giai đoạn khi cơi đọt chuyển qua mùa nắng và ở cuối cơi được xem là giai đoạn an toàn để cắt cành và tạo tán cho cây. Vì ở giai đoạn này lá cây và bộ rễ đã già việc trao đổi dinh dưỡng diễn ra chậm hơn, khi tạo vết thương trên cây sẽ ít bị suy yếu và xì mủ.
Kỹ thuật cắt cành tạo tán: Cắt loại bỏ cành ốm yếu, cành sâu bệnh, cành không có khả năng quang hợp, cành tăm và cắt ngọn những cành vượt, cành bên và loại bỏ bớt những cành ở vị trí quá dày.
Trong giai đoạn này bà con có thể đồng thời tiến hành sửa tán cho những cây có số lượng cành chưa hợp hướng tán, điều chỉnh dáng cây phù hợp để dễ mang trái sau này.
Xử lý vết thương sau khi cắt cành: Sử dụng thuốc bệnh phun phủ trên toàn cây và phun kỹ vào vị trí vết cắt – tỉa cành. Dùng biện pháp quét thuốc bệnh đối với những vết cắt lớn.
Các hoạt chất thuốc bệnh thông dụng: Metalaxyl, Mancozeb, Propineb, Copper, Tinh vôi…
-
Dinh dưỡng nuôi cơi đọt
Mùa nắng là điều kiện thuận lợi bổ sung dinh dưỡng và cây trồng thu tốt nhất. Những loại dinh dưỡng bổ sung cho cây vào mùa nắng như: Kích rễ humic, hữu cơ, NPK.
Humic: Mùa nắng cây thoát hơi nước mạnh, làm mất nước nhưng rễ cây cần có đủ ẩm độ để phát triển. Phân bón Humic là chất mùn hữu cơ sẽ tạo sự thông thoáng cho đất, giữ dinh dưỡng và nước tạo điều kiện tốt nhất để rễ cây phát triển và hấp thu dinh dưỡng. Do đó, bà con có thể bổ sung humic để kích rễ, tạo rễ mới cho cây hấp thụ dinh dưỡng nuôi cơi phát triển đồng loạt và khỏe mạnh.
Sử dụng Humic trước hoặc sau khi cắt cành và có thể kết hợp với Trichoderma, hữu cơ hoặc các phân bón khác trong một lần để tiện công.
Liều lượng 20-50g/cây hoặc 8 – 10kg/ha. Bón theo đường kính tán, đường kính tán cây lớn tăng lượng phân bón
Hữu cơ: bổ sung hữu cơ làm chất nền giữ ẩm và dinh dưỡng, cải tạo và làm đất tơi xốp. Hữu cơ giúp giảm thất thoát phân bón trong quá trình bón phân cho cây. Đồng thời, bón hữu cơ cùng NPK sẽ giúp giảm nguy cơ ngộ độc trên cây trồng trường hợp sử dụng quá nhiều NPK.
Để tăng hiệu quả kích rễ và cây hấp thụ phân bón bà con có thể dễ dàng kết hợp hữu cơ với humic, Trichoderma và các loại phân bón khác.
Liều bón hữu cơ tùy vào tuổi cây và đường kính tán: vài tram gam đến vài kg/cây. Có thể bón 4-6 lần/năm hoặc chia theo các lần bón phân cho cơi đọt.
NPK: Có thể xem xét sử dụng hoặc không. Tuy nhiên, nếu có NPK sẽ giúp cây trồng hình thành cơi đồng loạt và phát triển tốt hơn. Lưu ý, không lạm dụng để tránh các tình trạng như: cháy rễ, giảm PH và gây ngộ độc cho cây trồng.
Lượng bón NPK phù hợp để kích cơi: 30-10-10; 20-10-10; 20-20-15;… lượng bón không cần quá nhiều và tùy tuổi cây, khả năng tạo cơi và đường kính tán: vài chục gam đến vài tram gam/cây.
Đạm cá hữu cơ (45%): Bổ sung đạm dưới dạng hữu cơ kết hợp hữu cơ 45%. Dễ dàng kết hợp với humic, trichoderma
-
Giai đoạn Nhú cơi đọt
Sau khi cắt cành và tạo rễ từ 5 – 7 ngày, cơi bắt đầu nhú ở những nách lá. Ở giai đoạn này, bà con có thể áp dụng :KÉO CƠI”: Kết hợp GA3 (10ppm), đạm cao (2g/l) và amino acid (2ml/l) phun vào vị trí cơi mới để kéo cơi phát triển đồng loạt.
-
Phát triển cơi đọt
Sau khi cơi đọt đã hình thành và phát triển bà con cần lưu ý 2 nguyên tắc chăm sóc cơi:
- 3 lần dưỡng cơi
- 3 lần quản lý sâu bệnh
LẦN 1
Khi hình cơi đọt non mới hình thành đây là nguồn thức ăn sâu, rầy và các tế bào mới sẽ dễ bị bệnh hại tấn công. Việc quản lý sâu bệnh là quan trọng nhất, vì vậy bà con cần theo dõi và xác định được đối tượng gây hại chính thường gây hại vào mùa nắng như: Bọ trĩ, rầy xanh, rệp sáp, rầy chổng cánh, sâu ăn lá, sâu vẽ bùa…Các thuốc có thể tham khảo: Vua sâu lông, Profen MKA, Diệt Rầy MKA,..
Kết hợp dinh dưỡng cho cơi đọt: Amino MKA, Vọt đọt MKA hoặc Organic MKA. Trong điều kiện phòng bệnh có thể kết hợp cả phân bón lá, thuốc sâu, rầy và thuốc bệnh.
Thuốc bệnh: Matalaxyl 35%, Mancozeb, Donacol.
LẦN 2 (sau lần 1 khoảng 7 ngày)
Quản lý sâu rầy: Khi cơi đọt phát triển từ 10-15 ngày, mật độ sâu rầy bắt đầu phổ biến hơn lần 1, bà con tiếp tục quản lý và luân phiên với lần 1. Các đối tượng gây hại chính như: Rầy xanh, rệp sáp, rầy chổng cánh, sâu ăn lá, sâu vẽ bùa…Các thuốc có thể tham khảo: Vua sâu lông, Profen MKA, Diệt Rầy MKA, Siêu diệt rầy rệp,...
Dinh dưỡng qua lá: Bà con cần quan sát tình trạng cây
- Cây ốm yếu: Bổ sung đạm cao (NPK 30-14-6), amino acid (Amino MKA, Organic MKA)
- Vàng lá: Bổ sung vi lượng (Combi MKA), trung lượng (MgZnBo)
- Bổ sung thêm cho cơi đọt: Kích đọt MKA, Organic MKA
Thuốc bệnh: Matalaxyl 35%, Mancozeb, Donacol, Lân 2 chiều
Trong điều kiện phòng bệnh có thể kết hợp cả phân bón lá, thuốc sâu, rầy và thuốc bệnh.
LẦN 3 (sau lần 2 khoảng 7 ngày)
Ở lần quản lý này xem xét kỹ áp lực côn trùng và nhện vì nếu 2 lần trước quản lý chưa hiệu quả thì khả năng kháng thuốc đã cao. Các đối tượng: Rầy xanh, rệp sáp, nhện đỏ,..cần kết hợp thuốc để quản lý hiệu quả cao. Kết hợp phân bón lá và thuốc bệnh lưu dẫn để tiện công và bảo vệ toàn diện cho cây.
Dinh dưỡng qua gốc: Sau khi cơi hình thành 7 – 10 ngày, dựa vào số lượng cơi, tình trạng cây và lượng bón ở lần trước đó để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây.
Dinh dưỡng tưới gốc: Phân cá, humic, organic, đạm cá, phân bổ sung định kỳ 7- 10 ngày/lần.
Phân bón gốc: Humic, hữu cơ, NPK, trung lượng,…
-
Làm già cơi đồng loạt
Cuối cùng, khi lá chuyển sang lụa già hoặc lá cuối cùng đã mở, bà con phun phân bón MKP để điều chỉnh cơi đọt già đồng loạt.
Phun 1 – 2 lần cách nhau 5 – 7 ngày với liều lượng 500gr/phuy 200l. Khi sau phun có thể xiết nước nhẹ khoảng 5 – 7 ngày để hiệu quả già đọt nhanh hơn.
Lưu ý: Sau khi làm già đọt hoàn chỉnh, trước khi kích cơi bà con cần để cho cây nghỉ ngơi 10-15 ngày.
-
Kết luận
Như vậy, qua những chia sẻ về quy trình của cơi đọt mùa nắng như trên bà con có thể tham khảo để quản lý sâu bệnh và chăm sóc hiệu quả giúp thúc cơi đồng loạt cho cây trồng. Ngoài ra, Mekongagri hỗ trợ tư vấn kỹ thuật cây trồng miễn phí bà con có thể liên hệ ngay số điện thoại hoặc zalo: 0984 279 538 để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng về các vấn đề quy trình cơi đọt.
xem thêm:
Quy trình 6 bước chăm sóc cơi đọt mùa nắng