NGUYÊN TẮC PHỐI THUỐC THEO ĐỐI TƯỢNG BỆNH (2)

Các nguyên tắc phối thuốc quan trọng và các dạng thuốc kỵ nhau không thể bỏ qua

Nov 14, 2022

Trong quá trình canh tác, tùy vào áp lực dịch hại của cây trồng mà bà con có thể sử dụng 1 sản phẩm thuốc BVTV hoặc sẽ phối trộn nhiều loại thuốc trong cùng một lần phun. Việc này giúp bà con tiện công lao động và đồng thời kiểm soát dịch hại tốt hơn. Thuốc BVTV tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, có cả rắn và lỏng. Nếu việc phối trộn không đúng nguyên tắc có thể sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc, hoặc gây ngộ độc cho cây trồng. Vì vậy, Mekongagri chia sẻ đến bà con các dạng thuốc phổ biến trên thị trường hiện nay các lưu ý khi pha thuốc, các chất kỵ nhau cần biết và cùng các nguyên tắc phối thuốc quan trọng.

  1. Các dạng thuốc phổ biến

Trên bao bì nhãn mác của thuốc BVTV thường có các ký hiệu phổ biến như WP, WG; SC; EC. Trong đó:

  • WP: Dạng bột hòa nước hay còn gọi là bột thấm nước, khi hòa tan trong nước sẽ tạo dung dịch có bột lơ lửng. Hoạt chất tồn tại này cần phụ gia phân tán sẽ đều hơn trong dung dịch. Cần thời gian để hòa tan trước khi phối với thuốc khác. Một số sản phẩm có hoạt chất tồn tại ở SP: Bột tan hoàn toàn trong nước. Dạng này sẽ có khả năng hòa tan nhanh và tốt hơn.
  • WG: Dạng hạt phân tán trong nước hay còn gọi là dạng cốm. Khi gặp nước sẽ nở ra ngay và phân tán trong nước. WG tan rất nhanh và thẩm thấu tốt.
  • SC: Dạng huyền phù đậm đặc hay còn gọi là dạng sữa. Hoạt chất rắn phân tán trong nước, kích thước hạt nhỏ tan nhanh khi gặp nước. Thấm sâu nhanh, cây trồng hấp thu tốt hạn chế ảnh hưởng thời tiết trong trường hợp khi phun gặp mưa. Các dạng dung dịch khác: SL, L.
  • EC: Dạng nhũ dầu hay còn gọi là thuốc sữa đậm đặc. Hoạt chất dạng này hòa tan trong nước sẽ có màu trắng sữa. Nhũ dầu có khả năng loang trãi và bám dính tốt trên bề mặt của lá, giảm khả năng rửa trôi thuốc khi trời mưa. Cũng chính vì ưu điểm này nên trong trường hợp tăng liều và nắng nóng thì khả năng ảnh hưởng cây trồng sẽ cao hơn các dạng khác. Dạng nhũ dầu khác: OD, SE, EW.
  1. Nguyên tắc phối thuốc theo dạng thuốc

BỘT TRƯỚC – NƯỚC SAU

Nguyên tắc: Thuốc bột pha trước thuốc nước pha sau.

  • Thuốc bột phổ biến dạng WP và WG. Dạng bột WP cần nhiều nước và thời gian để tan, dạng cốm WG sẽ nở tan ngay khi gặp nước. Do đó khi pha thuốc bà con cần pha dạng thuốc WP trước và dạng WG pha sau.
  • Thuốc nước phổ biến có dạng SC và EC. Dạng đậm đặc SC pha trước để có thời gian phân tán. EC có dạng nhũ dầu sẽ pha cuối cùng để không ảnh hưởng đến độ tan của các thuốc khác.

Lưu ý khi pha thuốc: Trong bình phun phải có lượng nước trước từ 1/3 – nửa bình. Pha riêng từng loại thuốc bên ngoài trước khi đổ vào bình phun.

  1. Nguyên tắc phối thuốc theo đối tượng bệnh

  • Các trường hợp cần giữ nguyên nồng độ/liều lượng:

Trường hợp giữ nguyên nồng độ/liều lượng khi sử dụng MỘT sản phẩm với mục đích sử dụng chuyên biệt cho từng đối tượng.

nguyên tắc phối thuốc

Hình 1: Dạng thuốc phổ rộng phòng trị bệnh tiết kiệm chi phí

Trường hợp kết hợp thuốc: sâu, rầy, nhện, nấm và vi khuẩn,… trong một lần phun. Khi pha thuốc cần giữ nguyên nồng độ/ liều lượng khuyến cáo của từng loại. Pha riêng từng loại thuốc bệnh và cho vào bình phun. Tuy nhiên, nên xem xét chọn thuốc quản lý phổ rộng nhiều đối tượng khi dịch hại thấp sẽ giúp tiết kiệm chi phí và thời gian phun xịt.

nguyên tắc phối thuốc

Hình 1: Nguyên tắc phối thuốc các đối tượng bệnh có thể cộng trong một lần phun

  • Các trường hợp cần giảm nồng độ/liều lượng

Trường hợp giảm Nồng độ/liều lượng khi sử dụng NHIỀU sản phẩm trên cùng một đối tượng. VD: 2 sản phẩm quản lý cùng đối tượng rầy xanh; 2 sản phẩm  cùng quản lý bệnh xì mủ. Có thể xem xét giảm liều 1 trong 2 hoặc giảm liều cả 2 loại thuốc và giảm tối đa 50% cho một sản phẩm.

  • Kết hợp theo các đặc tính thuốc phổ biến:

Đặc tính thuốc: Tiếp xúc, vị độc, xông hơi, nội hấp thấm sâu, chuyển vị và lưu dẫn,..

Có thể chọn kết hợp các sản phẩm đơn hoạt chất hoặc nhiều hoạt chất có đặc tính khác nhau để mang lại hiệu quả quản lý dịch hại tốt hơn. Đồng thời, để tránh hiện tượng kháng thuốc bà con nên luân phiên hoạt chất có cơ chế tác động khác nhau cho các lần phun tiếp theo.

3. Nguyên tắc phối thuốc theo các đối tượng khác nhau

Để tiện công lao động và tăng hiệu quả quản lý dịch hại bà con có thể phối trộn nhiều loại thuốc quản lý đối tượng khác nhau trong một lần phun. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả phòng trị cao và không làm giảm tác động của thuốc bà con cần chú ý các nhóm thuốc có thể cộng với nhau như sau:

  • Thuốc sâu + thuốc bệnh
  • Thuốc sâu + Phân bón lá
  • Thuốc sâu + Chất điều hòa sinh trưởng
  • Thuốc cỏ + thuốc sâu
  • Thuốc cỏ + Phân bón gốc (ure)

Ngoài ra, các dạng thuốc do cùng một công ty trực tiếp sản xuất thường sẽ dễ dàng phối hợp với nhau. Các sản phẩm thuốc của công ty khác nhau khi sử dụng bà con nên tham khảo kỹ trước khi sử dụng để đạt hiệu quả phòng trừ cao nhất. 

  1. Các chất kỵ nhau (không cộng)

Trường hợp kết hợp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý kỹ thuật:

Thuốc bệnh cộng phân bón lá, chất điều hòa sinh trưởng: Áp lực bệnh cao nếu quản lý bệnh kết hợp phân bón lá chứa đạm, chất điều hòa sinh trưởng sẽ làm giảm khả năng quản lý bệnh hoặc bệnh sẽ phát triển nặng hơn.

Tuy nhiên, nếu áp lực bệnh thấp hoặc chỉ phun phòng có thể kết hợp phân bón lá để tiện công và hỗ trợ kịp thời cho cây trồng.

Thuốc bệnh cộng vi sinh: Hoạt chất quản lý nấm có thể gây chất vi sinh.

Trường hợp các chất kỵ nhau:

Gốc Đồng không cộng Fosetyl Aluminium, Sulfur, phân bón lá và kháng sinh. Trong một số trường hợp sản phẩm đã có kết hợp sẳn hoặc các Đồng (SC,WG) cho phép cộng thì áp dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Các sản phẩm như: Tinh vôi, vôi bột, Chlorine và Bordeaux áp dụng riêng, không phối hợp với bất cứ sản phẩm nào.

Ngoài các nguyên tắc trên, để đảm bảo việc phối trộn hiệu quả bà con có thể lấy mỗi sản phẩm 1 ít để pha riêng sau đó phối lại với nhau để yên trong 2 - 5 phút. Quan sát nếu thấy có hiện tượng kết tủa bên dưới, đóng váng trên bề mặt, bốc khói tỏa nhiệt, sủi bọt hoặc biến đổi màu bất thường thì không nên pha trộn chung các loại thuốc đó để phun cho cây trồng.

Lưu ý: Phun thuốc ngay sau khi pha trộn để hiệu quả quản lý tốt nhất. Hạn chế áp dụng phun thuốc quá trễ sau khi pha, tác dụng sẽ giảm dần và nếu quá lâu qua nhiều ngày hiệu quả sẽ mất hoàn toàn và có thể sinh ra độc chất khác gây ngộ độc cho cây trồng.

Xem thêm:

Cách phòng trị nứt thân xì mủ trên sầu riêng

 

Phun Thuốc Tự Động