4d7df00c0ce7c9b990f6

Cách phòng và trị bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng hiệu quả nhất

Oct 29, 2022

Trong các vườn cây ăn trái xuất hiện một số loại bệnh như vàng lá thối rễ, nứt thân xì mủ trên sầu riêng làm cho cây sinh trưởng, phát triển kém, còi cọc và một số trường hợp bệnh nặng có thể làm chết cây. Nguyên nhân chủ yếu là do một loại nấm có tên là Phytophthora spp. gây nên. Vậy nấm này từ đâu mà ra và cách phòng trị nứt thân xì mủ trên sầu riêng như thế nào?

1. Biểu hiện thường gặp của bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng

nứt thân xì mủ trên sầu riêng

Hình 1: Biểu hiện bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng 

Bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng sẽ biểu hiện hầu hết trên các bộ phận của cây: Rễ, thân cành, lá và trái.

Rễ: xì mủ ở cổ rễ, cháy đầu rễ và thối rễ. Vết bệnh có màu nâu đen và phá hủy hệ thống lông hút.

Trên thân và cành: Sầu riêng bị bệnh có bộ lá chuyển sang màu vàng và rũ, sau đó rụng theo từng cành hay một phía của cây. Trên thân cành xuất hiện vết xì mủ ướt, nặng nhựa chảy ra vỏ cây có màu nâu đen. Khi cạo lớp vỏ có thể thấy phần gỗ màu nâu dọc theo thân hoặc cành.

Trên trái: Xuất hiện chấm nhỏ màu nâu đen ở cuống trái hoặc đít trái. Sau đó, phát triển từng lõm lan rộng và ăn sâu vào thịt trái, làm thịt trái bị thối.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng

Nứt thân xì mủ trên sầu riêng

Hình 2: Nấm Phytophthora gây bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng

Tác nhân chính gây ra bệnh xì mủ là do nấm Phytophthora. Bào tử Phytophthora có roi có khả năng di chuyển tốt trong nước và trong mạch gỗ của cây. Vì vậy, chúng có thể di chuyển từ rễ lên thân lá và di chuyển đất ngập nước và lây lan từ cây bệnh sang cây khỏe.

Nấm phytophthora thường lưu tồn trong đất. Khi gặp điều kiện thuận lợi bào tử sẽ phát triển và tấn công vào vết ở rễ và di chuyển đến các vị trí khác. Ngoài ra, bào từ cũng phát nhờ gió và nước đến các vị trí khác trên vườn.

Nhiệt độ thích hợp để nấm sinh trưởng và phát triển từ 25 – 30oC. Phytophthora thường gây hại mạnh mẽ vào mùa mưa.

Bệnh nứt thân xì mủ phát triển ở những vườn thường xuyên bị ngập úng, rập rạp thiếu ánh nắng, mô trồng cây thấp, thoát nước kém, pH thấp do sử dụng nhiều hóa học, ít hữu cơ, vi sinh có lợi kém phát triển.

Tác hại của bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng

Bệnh nứt thân xì mủ sẽ làm cho quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng trên cây bị gián đoạn (cháy đầu rễ: Lông hút). Cây sẽ không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ làm cho cây sinh trưởng, phát triển kém, còi cọc. Khi cây bị bệnh sẽ gây vàng lá, cháy lá khô đọt rụng lá non, chơ ngọn, nứt thân, xì mủ, chảy nhựa và một số trường hợp bệnh nặng có thể làm chết cây.  

3. Cách phòng và trị bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng

3.1 Cách phòng bệnh khi cây chưa bị bệnh hoặc bị bệnh mức độ nhẹ

Biện pháp canh tác:

Mô liếp cao, thoát nước tốt, xử lý vôi, cải tạo đất, sử dụng nhiều phân hữu cơ và nấm đối kháng Trichoderma, hạn chế phân hóa học đặc biệt là đạm. Cân đối đa trung vi lượng để cây cứng cáp, sinh trưởng đồng đều.

Cắt cành tạo tán thông thoáng vùng gốc, không để vườn rậm rạp, giữ cỏ dại phát triển vừa phải, tạo ánh nắng, giảm áp lực sâu bệnh. Phun phòng bệnh định kỳ hoặc kích kháng cho cây (lân 2 chiều).

Xử lý trên nền đất

Biện pháp sử dụng vôi: Vào đầu mùa mưa nên rải vôi hoặc tưới tinh vôi cho toàn vườn để sát nấm khuẩn trên nền đất, trung hòa axit trong nước mưa, giúp cải tạo độ tơi xốp của đất, nâng pH, tạo sự thông thoáng để oxi vào vùng rễ giúp rễ hô hấp tốt. Ngoài ra, cũng có thể quét tinh vôi cho gốc cây (0.5-1m thân từ mặt đất lên) để hạn chế sự phát triển và lây lan của nấm bệnh. Có thể lặp lại vôi ở cuối mùa mưa tùy theo tình trạng thực tế.

Biện pháp tưới thuốc: Tưới thuốc bệnh định kỳ trên nền đất quanh vùng rễ phát triển khi cây từ năm thứ 2 trở lên. Tùy theo tình hình thực tế có thể áp dụng 1-2 lần/ năm ở đầu mùa mưa và cuối mùa mưa (áp dụng cách thời điểm xử lý vôi 5-7 ngày). Sau bước xử lý 5-7 ngày, cần bổ sung nấm đối kháng Trichoderma kết hợp Hữu cơ bảo vệ vùng rễ và điều kiện để vi sinh vật có lợi phát triển.

Các hoạt chất thuốc bệnh phổ biến: Metalaxyl, Dimethomorph, Fosetyl Aluminium, Mancozeb, Cymoxanil, Copper, Phosphonate,..

3.2 Biện pháp quản lý khi cây đã biểu hiện bệnh

Khi cây có dấu hiệu chớm bệnh như: Rũ lá, vàng lá, rụng lá, xì mủ, nứt thân,..bà con nên áp dụng biện pháp quản lý tưới – phun – quét kết hợp.

Quét: Với các vết thương của cây bệnh cần cạo sạch phần vỏ bị hư, quét thuốc bệnh (các hoạt chất trên), có thể lặp lại sau đó 3-5 ngày nếu vết bệnh chưa khô. Lưu ý, luân phiên hoạt chất và lặp 2-3 lần cho đến khi vết bệnh khô hẳn.  

Tưới: Áp dụng tưới thuốc bệnh toàn vườn và lặp lại với các cây đã biểu hiện

Lần 1: Toàn vườn

Tưới bằng hoạt chất thuốc bệnh Metalaxyl 35% tưới liều 1-1,5gl/l.

Tưới theo đường kính tán của cây, tùy vào cây lớn hay nhỏ.

Lưu ý: Trước khi xử lý thuốc trừ bệnh cần vệ sinh vườn, thu dọn cỏ dại, lá cây dưới gốc, xới nhẹ gốc.

Metalaxyl 35% chuyên phòng trị nấm

Lần 2

Sau lần tưới 1 áp lực dịch bệnh đã giảm, ở lần 2 bà con tưới thuốc bệnh thêm lần nữa và cách lần 1 khoảng 5 ngày. Đây là thời điểm rễ cây tiếp tục hấp thu thuốc bệnh tốt nhất, áp dụng cho các cây bị bệnh.

Sử dụng Lân 2 chiều với liều dùng 1-2ml/l, có thể kết hợp với kháng sinh Validamycin khoảng 1-2ml/l để quản lý phổ rộng nhiều nấm gây bệnh hơn.

Lân 2 chiều kích kháng bệnh

Lần 3

Tưới Metalaxyl lần nữa sau lần 2 khoảng 5 ngày với liều giảm 50%. Lần này có thể kết hợp với amino acid hoặc hữu cơ nước để hỗ trợ giúp cây phục hồi tốt hơn. Áp dụng Metalaxyl 0.5-1g/l + Organic 1-2ml/l.

Dinh dưỡng phục hồi cây và cải tạo đất

Qua gốc: sử dụng bộ 3 kết hợp vùng rễ: Humic, hữu cơ và Trichoderma

Qua lá: Bổ sung Amino Axit, organic, hữu cơ dạng nước…

Amino axid

Như vậy, trên đây là các biện pháp xử lý bệnh nứt thân xì mủ do nấm Phytophthora gây bệnh trên cây sầu riêng. Tùy vào tình trạng biểu hiện bệnh trên cây trồng mà bà con có thể áp dụng đúng biện pháp xử lý kịp thời để cây trồng không bị nhiễm bệnh và phát triển khỏe mạnh.

Nếu bà con có nhu cầu tư vấn về sản phẩm và kỹ thuật cây trồng hãy liên hệ ngay với đội kỹ thuật nông nghiệp công ty TNHH giải pháp Nông Nghiệp Mekongagri qua số điện thoại: 0984 279 538 để được hỗ trợ tư vấn nhiệt và miễn phí giúp bà con quản lý hiệu quả bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng.

Xem thêm: 

4 lưu ý kỹ thuật quan trọng giai đoạn trổ nhụy sầu riêng

Cẩm nang cây trồng - Nứt thân, xì mủ, thối trái

Phun Thuốc Tự Động