41be1c214204845add15

Thông điệp số 3 từ Mekongagri quản lý rầy xanh và nhện đỏ hiệu quả cao

Nov 25, 2022

Để quản lý đối tượng gây bệnh thường gặp trong mùa nắng là rầy xanh trên sầu riêng và nhện đỏ trên các loài cây ăn trái. Mekongagri chia sẻ đến bà con giải pháp phối thuốc diệt trừ rầy xanh, nhện đỏ áp lực cao theo thông điệp số 3 từ Mekongagri.

1. Khi nào nên phối thuốc theo nguyên tắc số 3 từ Mekongagri?

Thông điệp số 3 từ Mekongagri sử dụng sản phẩm chứa hoạt chất tiếp xúc, phổ rộng, hiệu lực ngắn, dùng cho nhiều đối tượng khi áp lực dịch hại thấp.

Khi áp lực sâu, rầy hoặc nhện cao, nếu chỉ sử dụng một hoạt chất không thể quản lý hiệu quả đối tượng gây hại. Cần kết hợp thêm hoạt chất lưu dẫn để nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý kéo dài.

Để việc phối thuốc hiệu quả giúp quản lý tốt dịch hại và tiết kiệm bà con có thể tham khảo “thông điệp số 3” của Mekongagri. Phổ rộng hơn hiệu lực mạnh hơn. Các hoạt chất bổ trợ cho nhau, tạo ra các cơ chế khác nhau tác động lên đối tượng gây hại đồng thời giảm tính kháng thuốc trên các đối tượng đó.

2. Phối thuốc theo Thông điệp số 3 từ Mekongagri

Thông điệp số 3 Mekongagri quản lý rầy xanh và nhện đỏ

Thông điệp số 3 từ Mekongagri

Kết hợp hoạt chất lưu dẫn, tác động mạnh chuyên biệt cho một đối tượng, hiệu lực kéo dài từ 10 - 15 ngày cùng với hoạt chất tiếp xúc, phổ rộng; loang trãi bề mặt hiệu lực ngắn từ 5 – 7 ngày.

Thông điệp số 3 từ Mekongagri:

“3 cơ chế tác động - 3 nhóm hoạt chất khác nhau – 3 đặc tính – 3 đối tượng”

Bà con cần xác định loại dịch hại nào chính, đang là cao nhất như: Rầy xanh; nhện đỏ; nhện vàng; sâu đục trái; bọ trĩ; sâu lông,…. Để chọn 1 hoạt chất lưu dẫn hiệu lực mạnh trên đối tượng gây hại chính kết hợp với hoạt chất phổ rộng tiếp xúc quản lý phổ rộng các đối tượng gây hại khác áp lực thấp hơn. Từ đó mang lại hiệu quả quản lý cao và tiết kiệm chi phí.

3. Phối thuốc kết hợp hoạt chất theo “thông điệp số 3” từ mekongagri quản lý rầy xanh, nhện đỏ áp lực cao.

Hai lựa chọn luân phiên quản lý rầy xanh mật độ cao theo “thông điệp số 3”

youtube: Thông điệp số 3 Mekongagri quản lý rầy xanh, nhện đỏ hiệu quả cao

**Lựa chọn 1: Siêu diệt MKA (Imidacloprid) + Vua sâu Lông (Emamectin; Matrine)

- 3 cơ chế tác động khác nhau:

  • Emamectin: Hệ thần kinh
  • Matrine: hệ hô hấp
  • Imidacloprid: Hệ thần kinh ngăn chặn acetylcholine truyền xung giữa các dây thần kinh, dẫn đến tê liệt hệ thần kinh và chết.

- 3 nhóm hoạt chất khác nhau: Emamectin thuộc nhóm Avermetin, Matrine thuộc nhóm thảo mộc và Imidacloprid thuộc Neonicotinoid.

- 3 đặc tính của hoạt chất: Lưu dẫn, vị độc và tiếp xúc.

- 3 nhóm đối tượng phổ rộng: Sâu, rầy và nhện.

Liều khuyến cáo:

  • Siêu diệt MKA: 15-25ml/ bình 25 lít
  • Vua sâu lông MKA: 7 – 15ml/ bình 25 lít

**Lựa chọn 2: Diệt rầy MKA (Pymetrozine; Thiamethoxam) + Profen MKA (Profenofos; Thiamethoxam)

- 3 lớp cơ chế tác động: cùng tác động lên hệ thần kinh nhưng ở những chức năng và vị trí khác nhau. Côn trùng chích hút không chết vì cơ chế này cũng sẽ chết do cơ chế khác.

  • Pymetrozine: Tác động hệ thần kinh kiểm soát tuyến nước bọt, chán ăn, không thể chích hút dẫn đến chết.
  • Profenofos: Tác động lên hệ thần kinh ngăn cản sự tạo thành men cholinestza. Từ đó làm yếu thần kinh, yếu cơ gây choáng váng và chết.
  • Thiamethoxam: Tác động lên hệ thần kinh kích thích thụ quan nicotinic axetylcholin ảnh hưởng đến xinap trong hệ thần kinh trung ương.

- 3 nhóm hoạt chất khác nhau: Pyridine, Lân hữu cơ và Neonicotinoid. Trong đó Profenofos thuộc nhóm lân hữu cơ, thiamethoxam thuộc nhóm Neonicotinoid và Pymetrozine thuộc nhóm Pyridine.

- 3 đặc tính của hoạt chất: Lưu dẫn, vị độc và tiếp xúc.

- 3 nhóm đối tượng phổ rộng: Sâu, rầy và nhện.

Liều khuyến cáo:

  • Diệt Rầy MKA: 50gr/100 lít
  • Profen MKA: 0.5 – 1ml/lít

Hai lựa chọn luân phiên trên một cơi đọt quản lý nhện đỏ mật độ cao theo “thông điệp số 3”

**Lựa chọn 1: Profen MKA (Profenofos; Thiamethoxam) + Diệt nhện MKA (Spirodiclofen)

- 3 cơ chế tác động:

  • Profenofos: Tác động lên hệ thần kinh ngăn cản sự tạo thành men cholinestza. Từ đó làm yếu thần kinh, yếu cơ gây choáng váng và chết.
  • Thiamethoxam: Tác động lên hệ thần kinh kích thích thụ quan nicotinic axetylcholin ảnh hưởng đến xinap trong hệ thần kinh trung ương.
  • Spirodiclofen: Quấy rối sự phát triển bình thường của nhện.

- 3 nhóm hoạt chất khác nhau: Lân hữu cơ; Neonicotinoid và Tetronic acid. Trong đó Profenofos thuộc nhóm lân hữu cơ, thiamethoxam thuộc nhóm Neonicotinoid và Spirodiclofen thuộc nhóm Tetronic acid.

- 3 đặc tính của hoạt chất: Lưu dẫn, vị độc và tiếp xúc

- 3 đối tượng phổ rộng: Sâu rầy và nhện.

**Lựa chọn số 2: Diệt nhện MKA (Spirodiclofen) + Vua sâu lông (Emamectin; Matrine)

- 3 cơ chế tác động:

  • Emamectin: Hệ thần kinh
  • Matrine: hệ hô hấp
  • Spirodiclofen: Quấy rối sự phát triển bình thường của nhện.

- 3 nhóm hoạt chất khác nhau: Avermetin, thảo mộc và Tetronic acid. Trong đó Emamectin thuộc nhóm Avermetin, Matrine thuộc nhóm thảo mộc và Spirodiclofen thuộc nhóm Tetronic acid.

- 3 đặc tính của hoạt chất: Lưu dẫn, vị độc và tiếp xúc

- 3 đối tượng phổ rộng: Sâu rầy và nhện.

4. Nguyên tắc pha thuốc theo thông điệp số 3 từ Mekongagri

Phối hợp có thể giảm liều 1 trong 2 sản phẩm hoặc giảm liều cả 2 sản phẩm và giảm tối đa 50% liều khuyến cáo.

Có thể phối hợp cùng thuốc bệnh để tiện công lao động. Lặp lại sau 7 – 10 ngày nếu áp lực dịch hại còn cao.

Pha riêng từng loại thuốc cho vào bình phun, trong bình nên có ít nhất 1/3 lượng nước có sẵn.

Pha thuốc theo thứ tự dạng thuốc: Thuốc bột pha trước, thuốc nước pha sau. Dạng thuốc WP, SP, WG pha trước SC; SL pha sau và EC dạng nhũ dầu cần pha cuối cùng để không ảnh hưởng đến thuốc khác.

Xem thêm:

Nhận biết và quản lý rầy xanh

Nguyên tắc phối thuốc và các dạng thuốc kỵ nhau

Phun Thuốc Tự Động