
Quy trình MKA quản lý rệp sáp gây hại trên cà phê giai đoạn trái không kháng thuốc
Mar 22, 20251. Rệp sáp gây hại trên cà phê – Mối đe dọa nguy hiểm
1.1. Rệp Sáp Là Gì?
Rệp sáp (Pseudococcidae) còn gọi là rệp vảy là loại côn trùng chích hút nhựa cây, gây hại nghiêm trọng trên cây cà phê, đặc biệt trong giai đoạn cây đang đậu trái và phát triển trái.
- Tên khoa học phổ biến: Planococcus citri, Dysmicoccus brevipes
- Kích thước: 2-5mm, cơ thể mềm, có lớp sáp trắng phủ bên ngoài.
- Đặc điểm sinh sản: Đẻ trứng hoặc sinh sản đơn tính, một con cái có thể đẻ hàng trăm trứng, đặt ở các kẽ lá, chồi non, hoặc trên quả. Quá trình sinh sản diễn ra quanh năm nhưng mạnh nhất trong mùa khô và đầu mùa mưa.
- Vòng đời của rệp sáp khoảng 26-40 ngày. (2-3 lứa rệp)
- Cách thức gây hại: Rệp sáp sử dụng phần miệng nhọn để đâm vào mô thực vật và hút nhựa cây. Điều này làm cho cây bị suy yếu, gây khô héo, rụng lá và quả, đặc biệt nghiêm trọng với các chồi non, cành non và quả non.
Rệp sáp thường cộng sinh với kiến hôi, kiến giúp rệp di chuyển và bảo vệ rệp khỏi thiên địch, làm cho việc kiểm soát rệp sáp trở nên khó khăn hơn.
Rệp sáp gây hại trên cà phê tạo điều kiện cho nấm muội đen phát triển, làm giảm khả năng quang hợp của cây. Nấm này thường bám trên lớp sáp và làm cho cây mất sức sống, lá úa vàng và quả bị thối, rụng.
2. Đặc điểm gây hại của rệp sáp trên cây cà phê
2.1. Vị trí gây hại của rệp sáp trên cây cà phê:
Hình 1: Vị trí rệp sáp gây hại trên cà phê
Rệp sáp tập trung chủ yếu ở:
- Cành cà phê – rệp sáp chích hút dinh dưỡng gây khô cành, làm giảm khả năng ra hoa.
- Chùm trái cà phê – Rệp sáp chích hút dinh dưỡng ở cuống trái làm trái rụng non, trái nhỏ, giảm chất lượng hạt
- Rễ cây (rệp sáp rễ) – gây hại làm rễ kém phát triển và tạo thành các vết thương hở tạo điều kiện cho các loại nấm Fusarium và Rhizoctonia xâm nhập gây ra các bệnh cho cây cà phê như vàng lá, thối rễ,…
2.2. Thời điểm rệp sáp gây hại mạnh nhất
Rệp sáp trên cây cà phê gây hại mạnh ở mùa nắng khi điều kiện thời tiết ấm áp và khô ráo. Đặc thù trên cây cà phê rệp sáp gây hại nặng vào giai đoạn trái vì đây là vị trí rệp sáp dễ lẫn trốn vào bên trong đặc biệt là giai đoạn trái lớn. Bà con Cần chủ động phun thuốc quản lý rệp sáp khi áp lực còn thấp ở giai đoạn trái non dễ quản lý hơn và tránh bùng dịch vào giai đoạn sau.
2.3. Thiệt hại trên cà phê bị rệp sáp tấn công
Rệp sáp Hút nhựa cây làm cây cà phê suy yếu, vàng lá, rụng lá, rụng trái non, giảm năng suất nghiêm trọng
Tiết dịch mật ngọt, tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, làm giảm khả năng quang hợp của cây.
Lây lan nhanh, khó kiểm soát nếu không xử lý kịp thời
3. Biện pháp quản lý rệp sáp gây hại cà phê hiệu quả
3.1. Biện pháp canh tác ngăn ngừa rệp sáp gây hại cà phê
Tạo môi trường bất lợi cho rệp sáp:
- Cắt tỉa cành hợp lý để thông thoáng vườn cây, giảm nơi trú ẩn của rệp.
- Bón phân cân đối, tránh bón dư thừa đạm vì đạm cao làm cây mềm yếu, thu hút rệp.
Kiểm soát kiến hôi (kiến cộng sinh với rệp sáp):
- Dùng bẫy kiến, rắc vôi bột quanh gốc cây.
- Phun thuốc trừ kiến nếu cần thiết.
3.2. Quản lý rệp sáp bằng thuốc đặc trị
Vòng đời của rệp sáp kéo dài 26-40 ngày, để quản lý rệp sáp bà con phải thực hiện ít nhất 2 lần phun cho 1 lứa rệp, và mỗi lần phun cách nhau từ 7 đến 10 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu phun không đúng thời điểm hoặc không đều đặn, rệp sáp có thể hình thành lớp sáp bảo vệ khiến thuốc không thẩm thấu, dẫn đến việc diệt rệp không hiệu quả.
Thời điểm vàng để phun quản lý rệp sáp cà phê là vào giai đoạn trái non khi áp lực rệp sáp thấp: Bà con có thể sử dụng thuốc đơn hoạt chất hoặc phối hợp nhiều hoạt chất để tăng hiệu quả quản lý rệp sáp gây hại cà phê.
Vào giai đoạn trái lớn nếu còn áp lực rệp sáp, bắt buộc bà con phải phối thuốc có dạng EC để dập dịch.
4. Quy trình MKA quản lý rệp sáp gây hại cà phê giai đoạn trái non và trái lớn
4.1. Giai đoạn trái non – Thời điểm vàng quản lý rệp sáp
Bắt đầu đậu trái và trong mùa nắng, rệp sáp gây hại mạnh mẽ nhất. đây cũng là thời điểm quản lý rệp sáp hiệu quả nhất khi áp lực còn thấp. Bà con cần phun càng sớm càng tốt sau khi vừa đậu trái non để kiểm soát rệp sáp hiệu quả.
Trong giai đoạn trái non, đang phân chia tế bào vỏ trái mỏng non yếu bà con cần lưu ý chọn thuốc trị rệp sáp ưu tiên dạng SC hoặc WG. Giai đoạn này, rệp sáp mới xuất hiện áp lực thấp bà con phun đơn hoặc phối hoạt chất chết nhanh để tác động mạnh và quản lý phổ rộng chung cả sâu, rầy, mọt đục cành, mọt đục trái và cả kiến hôi là loài cộng sinh với rệp sáp.
Quy trình luân phiên quản lý rệp sáp của MKA giai đoạn trái non áp lực rệp sáp thấp:
Đơn hoạt chất: Thia MKA 35SC hoạt chất thiamethoxam 35% hoặc AceImi MKA 35WG chứa 2 hoạt chất Acetamiprid 25% và imidaclorid 10%.
Lần phun thứ nhất bà con chọn 1 trong 2 sản phẩm này để phun quản lý rệp sáp. Nếu bà con muốn tăng hiệu lực và quản lý phổ rộng có thể phối cùng thuốc quản lý chết nhanh knock-out: Iso MKA 500WP hoạt chất Isoprocard (tăng hiệu quả và quản lý phổ rộng).
Giải pháp phun lần 2 lặp lại sau 7 – 10 ngày hoạt chất luân phiên: Pyme MKA 70WG hoạt chất Pymetrozine 65% và thiamethoxam 5% nếu bà con muốn quản lý chết nhanh cần cộng thêm Emasautrai MKA hoạt chất emamectin hàm lượng cao 12.6%.
Như vậy, ở giai đoạn trái non bà con phun quản lý rệp sáp càng sớm càng tốt thì với 2 lần phun trên bà con đã có thể quản lý rệp sáp hiệu quả.
Ngoài ra, trong vòng đời 26-40 ngày với áp lực cao trong mùa nắng rệp sáp phát triển 2- 3 lứa tùy vào thực tế bà con có thể luân phiên thêm các cử phun lặp lại để dập dịch chống kháng thuốc với bộ giải pháp MKA luân phiên phun đơn không cần phối như:
Sản phẩm Phổ rộng lưu dẫn Carbo MKA 20SC hoạt chất Carbosulfan liều sử dụng 300ml/200 lít nước
Hoặc Sản phẩm Knock out (chết nhanh) Elam MKA 160WG dạng WG hoạt chất emamectin100g/l + gốc cúc lambda – Cyhalothrin 60g/l với hiệu lực mạnh hơn.
4.2. Giai đoạn trái lớn – Thời điểm khó quản lý hơn
Giai đoạn trái lớn rệp sáp lẫn trốn vào trong các chùm trái, thuốc khó tiếp xúc bà con phải chọn thuốc gốc lưu dẫn mạnh và kết hợp cùng dạng EC hoặc thấp sâu để thuốc len lỏi vào bên trong tiêu diệt rệp sáp ẩn nấp bên trong.
Đồng thời trong giai đoạn trái lớn bà con lưu ý phải phun lượng nước nhiều hơn để đảm bảo tính hiệu quả quản lý rệp sáp.
Bộ giải pháp quản lý rệp sáp giai đoạn trái lớn tương tự như ở giai đoạn trái non. Tuy nhiê, ở giai đoạn này áp lực rệp cao nếu sử dụng đơn hoạt chất sẽ không thể quản lý rệp hiệu quả. Do đó, cần phối thêm sản phẩm dạng EC (nhũ dầu) như Ema MKA 64EC, profen MKA 500EC, Abamectin 3.6EC luân phiên quản lý tính kháng.
5. Câu hỏi thường gặp về quy trình quản lý rệp sáp (FAQs)
5.1. Vì sao cần phun thuốc quản lý rệp sáp ngay khi trái cà phê vừa đậu?
- Vì để quản lý rệp sáp cà phê cần phun càng sớm càng tốt, lúc trái cà phê non vừa mới đậu rệp sáp áp lực thấp phun rệp sáp dễ tiếp xúc thuốc hơn, giúp tiêu diệt nhanh trước khi chúng ẩn nấp vào chùm trái.
5.2. Nên phun thuốc diệt rệp sáp vào thời điểm nào trong ngày?
- Sáng sớm hoặc chiều mát để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất.
5.3. Có thể pha chung các loại thuốc trừ rệp sáp không?
- Có thể, nhưng nên kiểm tra khả năng pha trộn trước khi dùng trên diện tích lớn.
5.4. Bao lâu nên phun lại thuốc trừ rệp sáp?
- Áp lực thấp: Phun 2 - 3 lần cách nhau 7-10 ngày.
- Áp lực cao: Luân phiên thuốc 5 ngày/lần, duy trì đến khi kiểm soát hoàn toàn.
5.5. Rệp sáp có thể kháng thuốc không?
- Có, nên luân phiên nhiều hoạt chất để hạn chế kháng thuốc.
6. Kết Luận
Rệp sáp gây hại cà phê nghiêm trọng, đặc biệt trong mùa nắng. Thời điểm vàng để kiểm soát rệp sáp là khi trái vừa đậu, giúp tiêu diệt rệp dễ dàng hơn và ngăn chặn bùng dịch. Áp dụng đúng giải pháp quy trình của MKA sẽ giúp bà con quản lý rệp sáp giai đoạn trái hiệu quả, bảo vệ vườn cà phê tối ưu!